Chi tiết sản phẩm

Đã đến lúc bỏ hút xì gà?

Liên hệ

Đã đến lúc bỏ hút xì gà?

MÔ TẢ CHI TIẾT

Đã đến lúc bỏ hút xì gà?

Người hút xì gà đã làm tăng hàm lượng các chất có khả năng gây ung thư trong máu và nước tiểu, theo kết quả nghiên cứu của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA). Hàm lượng NNAL, một chất gây ung thư chỉ có ở thuốc lá sợi, trong máu người hút xì gà hàng ngày cao bằng trong máu người hút thuốc lá điếu thường xuyên, theo báo cáo của Khoa nghiên cứu bệnh dịch Ung thư, Dấu ấn sinh học và Ngăn ngừa ung thư.

Mặc dù người đam mê xì gà được cho là hút bập bập hơn là hít sâu vào phổi, nhưng các nghiên cứu cho thấy họ vẫn hít thở các phân tử khói vào phổi thậm chí khi họ nghĩ rằng họ không hít vào.

>>Xem thêm : CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HÚT XÌ GÀ

Jiping Chen, tác giả nghiên cứu và nhà nghiên cứu bệnh dịch tại Trung tâm Sản phẩm Thuốc lá thuộc FDA, cho biết, không có mức độ an toàn trong việc hút xì gà. Thậm chí người hút xì gà mà không hút mỗi ngày vẫn có nguy cơ cao hấp thụ hàm lượng cao độc tố.

FDA dự định đưa thêm xì gà và thuốc lá điếu điện tử vào phạm vi điều chỉnh của quy định về thuốc lá, một động thái có thể cấm bán thuốc lá cho người vị thành niên và yêu cầu cảnh báo gây nghiện. Nghiên cứu của FDA, có sự tham gia của 25.522 người, khẳng định những phát hiện trước kia rằng hút xì gà có thể gây ung thư, bệnh tim mạnh và chết sớm.

Sản xuất xì gà tại Havana, Cuba.

13 triệu điếu xì gà

Simon Evans, người phát ngôn của Imperial Tobacco Group Plc, nhà sản xuất xì gà lớn nhất thế giới, cho biết, điều quan trọng là công chúng đã nhận được thông điệp rõ ràng và nhất quán từ cơ quan y tế về mối nguy sức khỏe từ việc hút thuốc. Người lớn nên được hướng dẫn bằng những thông điệp như vậy khi quyết định có nên hút thuốc hay không.

Người Mỹ hút hơn 13 điếu xì gà trong năm 2010, gấp 2 lần so với 6,2 triệu điếu trong năm 200, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Đáng chú ý là giới trẻ khá quan tâm đến hút xì gà với 16% số người 18-24 cho biết họ đã hút xì gà trong 3 tháng vừa qua.

Có thể giới trẻ vẫn còn nhầm lẫn rằng xì gà ít nguy hiểm hơn và ít gây nghiện hơn thuốc đá điếu, có lẽ vì hút xì gà khó khăn hơn và cũng khó ít sâu vào phổi hơn, các nhà nghiên cứu cho biết.

>>Xem thêm :KINH NGHIỆM HÚT XÌ GÀ ĐÚNG CÁCH CHO NGƯỜI MỚI

Mùi vị hấp dẫn

Những người hút thuốc trẻ tuổi cũng bị hấp dẫn bởi cái cách các điếu xì gà được sản xuất và tiếp thị, Joanna Cohen, giáo sư phòng bệnh và giám đốc Viện Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu tại Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg. Xì gà thường có mùi nho và anh đào vốn rất phổ biến với giới trẻ và hơn nữa xì gà có thể được bán điếu một nên khiến xì gà trở nên dễ mua hơn.

Joanna Cohen cho biết, khi mọi người nói về xì gà, bạn thường nghĩ về những điếu xì gà truyền thống Cuba to đùng mà những người đàn ông thường hút trong khi chơi poker. Nhưng những điếu xì gà nhỏ, cigarillo, với mùi vị hấp dẫn rất phổ biến trong giới trẻ và điều này rất đáng lo ngại.

Thói quen đầy nguy hiểm

Kết quả nghiên cứu có thể định lượng những mối nguy của xì gà và giúp áp dụng các quy định để giải quyết vấn đề hút xì gà đang đáng báo động, nhất là trong giới trẻ, các nhà nghiên cứu cho biết. Cần phải có những nỗ lực để ngăn mọi người bắt đầu hút xì gà và khuyến khích những người khác bỏ hút.

>>Xem thêm : HÚT XÌ GÀ CÓ HẠI CHO SỨC KHOẺ KHÔNG?

Có thể giới trẻ vẫn còn nhầm lẫn rằng xì gà ít nguy hiểm hơn và ít gây nghiện hơn thuốc lá điếu.

 

>>Xem thêm : HÚT XÌ GÀ NHƯ THẾ NÀO?

Trong nghiên cứu của FDA, trong máu những người hâm mộ xì gà có hàm lượng cotinine, cadmium, chì và NNAL - những chất có thể gây ung thư hoặc độc tố có liên quan đến bệnh tim mạch và những biến chứng về hô hấp. Những người đã bỏ thuốc lá điếu và chuyển sang xì gà có hàm lượng trong máu cotinine, chất chuyển hóa nicotine, và NNAL cao hơn đáng kể.

Mối nguy của việc hút xì gà thường xuyên thậm chí có thể cao hơn những gì nghiên cứu chỉ ra vì các nhà nghiên cứu không thể đo được dữ liệu về mối nguy của những người thi thoảng mới hút xì gà. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người trước kia hút thuốc lá điếu có nguy cơ tổn thương cao hơn, có lẽ vì họ thường hít sâu vào phổi khói xì gà.

Nguồn DVO/Bloomberg

>>Xem thêm : CÁCH THƯỞNG THỨC XÌ GÀ

 

Sản phẩm khác