Cũng như các nước Mỹ Latin khác, bùa chú và mê tín là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Cuba.
Khi người Cuba “chơi bùa”
Lismary là sinh viên y khoa năm thứ năm, sống với chồng tại Santa Clara (cách Havana khoảng 300 km). Cô cho biết tại Cuba, cũng có 2 dạng thầy pháp là Curandero giúp cầu an, khử tà và Palero có thể làm phép hại người. Nếu có người muốn hại mình, họ sẽ tìm đến Palero để khấn rồi giết con gà mái đen vất gần nhà mình và “tà khí” sẽ theo ám và làm hại. “Hèn gì gần đây toàn gặp chuyện xui xẻo. Tôi cũng nghi là có người ếm bùa hại. Hôm nay thì rõ ràng rồi”, cô hậm hực.Nói đến Cuba mọi người đều nghĩ ngay đến... xì gà Cuba.
Điều gì đã làm xì gà Cuba lừng danh như thế?
Giải thích xong, Lismary cũng lật đật đi tìm mua con bồ câu trắng (màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết) và trứng rồi mang đến cho một Curandero làm phép trục cái bùa ếm mình đi.Ông thầy trục tà cho Lismary là một trung niên mặc quần áo trắng, đeo vòng cổ, hút xì gà, nói chuyện rất nhẹ nhàng, tình cảm. Tôi hơi bất ngờ vì nhà của “thầy” khá tuềnh toàng, không ti vi, điện thoại, máy hát. Thậm chí còn nghèo hơn cả nhà dân thường. Căn phòng sực mùi nước hoa và xì gà. Nơi góc phòng có đặt tượng của vài vị thần thánh khá lạ.
“Thầy pháp ở Cuba sống đơn sơ, giản dị lắm. Họ cũng có gia đình bình thường, nhưng không tham dự các lễ hội hay đến những điểm vui chơi giải trí. Mỗi lần gặp thầy, thường người ta trả 10 peso nhưng cũng có thể đưa ít hoặc nhiều hơn, tùy hoàn cảnh mỗi người”, Lismary nói.Người Cuba cũng tin thờ thần thánh và một trong những vị được yêu kính nhất là thần Lazaro. Tương truyền rằng lúc còn ở cõi trần, thần Lazaro bị hủi nên nhiều người xa lánh. Mấy con chó cứ đến liếm chân ông và sau đó những vết thương bỗng lành hẳn. Vì vậy, hình ảnh thần Lazaro thường là một người đàn ông khắc khổ mặc đồ màu vàng chống nạng và có bầy chó đi theo. Người Cuba hay đặt tượng ông ở góc nhà. Mỗi ngày có tiền xu lẻ thì để vào.
Đến ngày 17.12, ngày của thần Lazaro, họ sẽ lấy hết tiền đó để mua rượu, nến, đồ ngọt và thuốc lá để cúng. Còn những người tàn tật xin tiền thường lấy ảnh thần Lazaro đặt phía trước chỗ ngồi. Đối với cặp vợ chồng già, nếu một trong hai qua đời, người Cuba sẽ lấy sợi dây đo chiều cao của người kia rồi cắt lấy đoạn đó bỏ vào hòm người quá cố. Họ tin rằng làm như vậy, người chết sẽ không lôi người còn lại theo.Nếu vô tình giẫm phải phân, người Cuba cho rằng đó là may mắn. Các tỉnh ở Cuba, ngựa là phương tiện giao thông phổ biến nên phân ngựa đầy đường, kiểu này chắc họ may mắn cả đời...
Có một điều khá thú vị là sinh viên Cuba cũng thường “chơi bùa”. Nếu biết tên của giáo viên, trước khi thi, họ thường viết tên của người đó lên tờ giấy rồi đặt vào... ngăn đá tủ lạnh để cầu thi đậu. Tôi chưa thấy ở đâu có kiểu “ếm bùa” dễ thương như vậy.Nhập gia tùy tụcNhững ngày đầu đến Cuba, tại Havana tôi trọ ở casa particular (một dạng homestay). Tôi mua bia về làm vài lon với chủ nhà. Trước khi uống, theo thông tục của người vùng Trung và Nam Mỹ, ông chủ nhà cũng đổ bia xuống đất một chút để mời và tỏ lòng cảm ơn đến các vị thần. Đang uống, nghe ông kể chuyện, tôi cười và bị sặc, làm đổ bia.
Ổng liền xua tay: “Không sao, không sao. Đừng lo. Vậy cũng là điều tốt nữa đó vì đối với người Cuba, khi đổ bia thì những điều xui rủi sẽ trôi theo luôn”. Dù sao thì ở Havana vẫn là thủ đô, khá hiện đại nên phong tục tập quán cũng mai một ít nhiều. Về những tỉnh xa, tất cả vẫn được lưu giữ trong nếp sống hằng ngày. Còn nhớ khi xuống tỉnh Sancti Spíritus, chỉ trong một ngày mà tôi học được biết bao nhiêu điều lạ trong văn hóa Cuba.Một người bạn mới quen mời tôi đến nhà chơi, ăn trưa. Lúc này, nhà cũng đang có khách. Mỗi người một tay dọn dẹp cho nhanh.
Bạn vào bếp chuẩn bị đồ ăn, tôi lấy chổi quét nhà. Vừa quét, bạn đã ra hiệu dừng lại: “Hãy quét ra phía sau, đừng quét ra trước nhà vì đó là điều không may mắn”. Quét xong, theo thói quen ở VN, tôi dựng ngược cây chổi cất sau cửa, bạn lại tiếp tục: “Dựng ngược sau cửa là muốn cho khách không đến hoặc muốn đuổi khách đi đấy”.Sống ở Cuba: Tiếng lành đồn xa. Nhiều người biết giáo dục và y tế ở Cuba hoàn toàn miễn phí, nhưng “tận mục sở thị” thì còn thú vị hơn.Chưa hết, nhà dưới quê nên cũng có 2 cửa ra vào. Khi vào, dĩ nhiên tôi vào cửa chính, nhưng lúc về, tiện đang ở nhà dưới, tôi vừa dợm định bước qua cửa sau ra vườn rồi đi quanh ra phía trước thì người bạn đi cùng cản lại: “Vào cửa nào thì phải ra cửa đó. Nếu không thì sẽ đưa những điều may mắn trong nhà đi hết”. Ngoài ra, cũng thêm một chuyện vui mà nhiều người kể lại cho tôi.
Đó là đa số người Cuba đều rất muốn đi du lịch nước ngoài. Để ước mơ đó thành hiện thực trong năm mới, vào đêm giao thừa họ sẽ mang vali ra ngoài đường như đi du lịch thật. Niềm tin này phổ biến đến nỗi: “Ở Cuba, sau giao thừa bạn sẽ thấy rất nhiều người cầm vali đi đi lại lại ngoài đường. Nhiều khi họ còn đi thành từng đoàn, có người phía trước mở đường cầm chiêng trống gõ tưng bừng, theo sau là một hàng người xách vali cứ thế dạo khắp phố. Vui lắm!”, người bạn kể.