9 Câu Hỏi Đáp Hay Nhất Về Đông Trùng Hạ Thảo

9 Câu Hỏi Đáp Hay Nhất Về Đông Trùng Hạ Thảo

Nhu cầu sử dụng đông trùng hạ thảo tăng cao, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và vẫn còn rất nhiều những nhầm lẫn về Đông trùng Hạ thảo. Dưới đây là 7 câu trả lời HAY nhất, bạn NÊN ĐỌC trước khi mua.

Câu hỏi 1: Đông trùng hạ thảo mọc ở đâu?


Trả lời:

Đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis chủ yếu tìm thấy vào mùa hè ở cao nguyên Thanh Tạng (viết tắt cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng), Tứ Xuyên, Vân Nam và Cam Túc. Sau này, người ta cũng tìm thấy đông trùng hạ thảo ở Buhtan và Nepal nhưng với số lượng không đáng kể. 

7-cau-hoi-hay-nhat-ve-dong-trung-ha-thao
Đông trùng Hạ thảo trên cao nguyên Thanh Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam và Cam Túc


Câu hỏi 2: Nguồn gốc của Đông trùng Hạ thảo?


Trả lời:

Đông trùng hạ thảo được nhắc đến đầu tiên trong 4 câu thơ của Bồ Tùng Linh (1640–1715 AD), tác giả tập truyện ngắn nổi tiếng Liêu Trai Chí Dị. Sau khi từ bỏ hy vọng đỗ đạt quan trường dưới triều đại nhà Thanh, Bồ Tùng Linh đã trở về quê dạy học, viết truyện, thơ và chữa bệnh. Một lần, ông đã chữa khỏi bệnh viêm phổi mãn tính cho một thương gia giầu có. Ông vô cùng sung sướng đã viết ngay một bài thơ về thành phần độc đáo trong đơn thuốc của mình.
“Đông trùng hạ thảo: đúng như tên

Xuân đến Hạ đi chẳng muộn phiền

Ấy tưởng rằng con nhưng là cỏ

Thật khó đo lường phép thiên nhiên”

                                  (Tạm dịch)

Sau này, thương gia Trung Quốc này đã làm ăn buôn bán với thương gia Nhật Bản và sử dụng vị thuốc này làm quà cho tướng quân gia tộc Tokugawa hùng mạnh, hậu duệ của Nhật Hoàng Seiwa. Thảo dược kỳ diệu trong bài thơ của Bồ Tùng Linh và làm say đắm tướng quân Tokugawa chính là đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis, được tìm thấy ở độ cao so với mực nước biển từ 4000 đến 5000 mét trên cao nguyên Tây Tạng. 

dong-trung-ha-thao tây tạng

 Nguồn gốc của ĐTHT Cordyceps sinensis được tìm thấy trên cao nguyên Tây Tạng


Câu hỏi 3: Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?


Trả lời:

Cao nguyên Tây Tạng là nơi cư trú của một loài bướm có mầu nâu vàng hay được gọi là bướm ma. Cũng giống như các loài bướm khác, bướm ma cũng trải qua giai đoạn ấu trùng và nhộng trước khi trở thành bướm trưởng thành. Sâu bướm thích những địa điểm mát mẻ. Mùa đông chúng tìm nơi trú ẩn dưới lòng đất. Mùa xuân tới, mặt đất ấm hơn, những con sâu bướm đào những đường hầm di chuyển dưới lòng đất. Thật không may cho số phận những con sâu nào bị nhiễm nấm. Cũng giống như sâu bướm, nấm phát triển mạnh ở những nơi cao và nhiệt độ thấp. Khi tiếp xúc với bào tử nấm, bào tử nảy mầm và xâm nhập vào cơ thể sâu bướm. Sâu bướm cuối cùng bị giết. Khi mùa xuân đến, nấm phát triển trong cơ thể vật chủ và nổi lên từ mặt đất. Sự kết hợp một loài ấu trùng thông thường với một loại nấm thông thường đã tạo ra một loại thảo mộc khác thường nhất.

 ĐTHT là sự phát triển của nấm trên vật chủ là côn trùng
Đông trùng hạ thảo gồm phần động vật và phần thực vật. Khi côn trùng chết đi, xác chúng trở thành nguồn dưỡng chất cho nấm phát triển. Vì vậy, chỉ có phần “hạ thảo”, tức là phần thực vật, mới tích tụ các thành phần quý hiếm và có công dụng y học.


Câu hỏi 4: Đông trùng hạ thảo tên gọi là gì?


Trả lời:

Tên Tiếng Anh: Carterpillar Fungus, Cordyceps Musroom
Tên Tây Tạng: Yarsa gumba, Yarcha gumba hoặc Yartsa gunbu
Tên Nepal: Yarshagumba, Yarchagumba hoặc Yarsagumba
Tiếng Buhtan: Yartsa Guenboob
Tiếng Hindi: Keera jhar, Keeda jadi, Keeda ghas hoặc Ghaas fafoond
Tiếng Trung: Dōng chóng xià cǎohoặc Chong cao
Tiếng Nhật: Tōchūkasō hoặc Tocheikasa
Tên tiếng La-tinh: Cordyceps Sinensis
(Ngành: Ascomycota – Lớp: Ascomycetes – Bậc: Hypocreales – Họ: Clavicipataceae)

Loài liên quan: Cordyceps Militeris, Cordyceps barnessi, Cordyceps ophioglossoides, Cordyceps hyphae…

 

Câu hỏi 5: Đông trùng hạ thảo nào có giá trị y học cao nhất?


Trả lời:

Theo lý luận Y học cổ truyền, Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis là thảo dược duy nhất hội tụ đủ Tam Âm và Tam Dương tức là ba yếu tố mang tính Âm và yếu tố mang tính Dương. Chính vì vậy, Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis là loại thảo dược có tác dụng cân bằng, điều hòa và bồi bổ đối với hầu hết các cơ quan tạng phủ trong cơ thể.
7 hoạt chất quý hiếm có trong Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis
7 hoạt chất quý hiếm có trong Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis
Bằng những máy móc trang thiết bị phân tích hiện đại, ngày nay các nhà khoa học cũng đã xác định được 7 nhóm hoạt chất chính có trong trong Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis, trong đó có nhiều hoạt chất mà cơ thể con người không tổng hợp ra được. Mỗi hoạt chất hay nhóm hoạt chất sẽ mang đến một số tác dụng y học cụ thể nên chính những thành phần hoạt chất đa dạng và quý hiếm đã đem lại tác dụng chữa bệnh một cách có hệ thống, tạo thành tác dụng toàn diện của Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis.


Câu hỏi 6: Có phải chỉ đàn ông và người cao tuổi mới nên dùng Đông trùng Hạ Thảo?


Trả lời:

Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis thường được biết đến với nhiều tác dụng cải thiện sinh lý cho đàn ông, tuy nhiên không có nghĩa là chỉ đàn ông và người cao tuổi mới nên sử dụng Đông trùng Hạ thảo.
12-tac-dung-y-hoc-cua-dong-trung-ha-thao
12 tác dụng y học nổi bật của Đông trùng Hạ thảo trên cả nam và nữ, từ thiếu niên đến người cao tuổi
 

Do có sự hòa hợp của Tam Âm và Tam Dương nên Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis có tác dụng điều hòa và đưa ra các hoạt động của cơ quan cơ thể về trạng thái cân bằng tự nhiên. Chính vì vậy, DTHT Cordyceps sinensis có thể sử dụng cho cả nam và nữ, từ người cao tuổi cho đến thiếu niên.
Những tác dụng của DTHT trên cùng một cơ quan sẽ có biểu hiện và đem lại lợi ích khác nhau ở từng đối tượng.


Câu hỏi 7: Đang uống thuốc khác có sử dụng được Đông trùng Hạ thảo không?


Trả lời:

Đông trùng Hạ thảo là loại thảo dược từ lâu đã được Y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng kết hợp với các thuốc tây y nhằm hỗ trợ điều trị và làm hạn chế độc tính của nhiều thuốc tây y trong nhiều bệnh như ung thư, tim mạch, gan, thận, tiết niệu,… Chính vì vậy hoàn toàn có khả năng sử dụng Đông trùng Hạ thảo cùng với các thuốc trị bệnh khác mà không phải kiêng cữ cũng như lo lắng bất cứ điều gì cả.
Có rất nhiều bệnh nhân cũng như khách hàng có nhu cầu bồi bổ sức khỏe đều sử dụng Đông trùng Hạ thảo trong điều trị hỗ trợ các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, huyết áp, sinh lý,…

Câu hỏi 8: Bà bầu có dùng được đông trùng hạ thảo hay không?

Như trên ta có thể thấy, bà bầu nếu muốn dùng đông trùng hạ thảo phải cân nhắc kỹ và sử dụng với liều lượng thích hợp theo chỉ định của bác sỹ, không nên dùng bừa bãi. Thai phụ nếu sức khỏe suy kiệt, thể trạng quá yếu, mệt mỏi, căng thẳng có thể dùng một chút đông trùng hạ thảo để bồi bổ, lấy lại sức khỏe.

Tuy nhiên không nên quá làm dụng, nếu dùng thường xuyên, liều lượng cao sẽ kích thích ham muốn, làm tử cung co bóp, dẫn tới sinh non. Đồng thời nếu dùng đông trùng hạ thảo vào đúng giai đoạn hình thành hệ sinh dục của bào thai ( khoảng tuần thứ 11 ) rất dễ làm hệ sinh dục phát triển sớm, không tốt cho em bé.

Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm, bà bầu không nên tùy tiện dùng các loại thuốc, thực phẩm dù chúng có tốt đến mấy. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng để an toàn cho cả mẹ và bé nhé!

Câu hỏi 9:Người tiểu đường dùng đông trùng hạ thảo có tốt không?

Đông trùng hạ thảo là bài thuốc dân gian từ xưa, có nhiều tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh. Ngày nay, với số người bị bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao , đông trùng hạ thảo lại phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh tiểu đường này.
- Bệnh tiểu đường là gì?
Là sự rối loạn trao đổi chất và chuyển hóa đường trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin bị giảm bởi tác động của cơ thể.

Bệnh tiểu đường có những biến chứng sau:
+Tim mạch: huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

+ Mắt: hiện tượng đục thủy tinh thể, mù mắt.

+Thận: suy thận nặng, có nhiều đạm trong nước tiểu.

+Thần kinh: tê tay chân, khó cử động.

+ Nhiễm trùng: nhiễm trùng da, đường tiểu, lao phổi, tay chân,…
Tác dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo Hàn Quốc với bệnh tiểu đường:
+ Với thành phần chứa nhiều axit amin, đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt với chứng thận hư, rối loạn trao đổi chất trong máu, giảm các triệu chứng như mỡ trong máu cao, qua đó giúp hạn chế quá trình sơ vữa động mạch, giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não. Quan trọng, hơn đông trùng hạ thảo là phương thuốc từ xa xưa và đã được kiểm chứng là không có tác dụng phụ đối với người sử dụng.

+ Tuy nhiên ngoài sử dụng thảo dược, bạn cũng nên phối hợp cách ăn uống hợp lý cùng chế độ ăn phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất khi chữa bệnh.

- Các nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bị tiểu đường:

+ Đảm bảo đủ chất bao gồm: đạm, bột đường, chất béo, các vitamin, muối khoáng với liều lượng hợp lý.

+ Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và hoạt động thể lực hằng ngày

+ Nên chia thành nhiều bữa ăn, tránh thay đổi lượng đường máu đột ngột trong bữa ăn để hạn chế các rối loạn chuyển hóa.

- Việc điều trị bệnh tiểu đường với sự hỗ trợ của đông trùng hạ thảo, cùng với chế độ ăn uống hợp lý và rèn luyện thể lực đúng mực sẽ rất có ích cho việc điều trị bệnh tiểu đường đồng thời giảm thiểu các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Đang online: 12 | Tổng truy cập: 1492901
call zalo messenger