Tại sao xì gà Cuba đắt – P2

Tại sao xì gà Cuba đắt – P2

Trong phần một của loạt bài này, tôi đã cung cấp một số thông tin về bối cảnh xì gà trên thế giới, sau đó thảo luận các yếu tố môi trường và chính trị đã định hình cho Cuba trở thành nhà trồng và sản xuất xì gà có chất lượng tốt nhất thế giới. Để hiểu thêm vì sao các loại xì gà cao cấp của Cuba lại có giá quá đắt, thì chúng ta cần hiểu thêm về sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ hiện nay của các loại xì gà thủ công. Trong bài này tôi tiếp tục giải thích làm thế nào, khi nào và tại sao xì gà lại giảm xuống lần đầu tiên và sự bùng nổ như cồn lần thứ 2 đã đưa chúng ta đến với một thị trường sôi động cho những điếu xì gà cuốn tay cực kỳ cao cấp.

Sự từ chối và phục sinh của xì gà cao cấp thủ công

Trước năm 1920, việc tiêu thụ xì gà thuốc lá ở Mỹ chủ yếu ở dạng xì gà, thuốc lá hút tẩu, thuốc lá đầu lọc và thuốc là hút đèn nước. Vào năm 1901, 6 tỷ USD xì gà đã được đánh thuế hợp pháp bán ra tương đương 3,5 tỷ điếu thuốc (Hyman, HISTORY 1878-1915). Vào năm 1905 thì ở Mỹ cứ 10 người có tới 7 người hút thuốc (Armenteros, 2009 p. 8). Tóm lại, trước năm 1920 thì xì gà sống trong một thời kỳ vô cùng rực rỡ. Thời đại này được ví như thời đại hoàng kim của xì gà “Golden Age of Cigars”. Nhưng trước đó, người hút thuốc cũng nhận thấy được một đợt khan hiếm kéo dài trong 40 năm tới, giúp cho một sản phẩm của thuốc lá khác đó là: thuốc lá.

Một sự phát triển ngược khi sự gia tăng của thuốc lá đã làm suy giảm sự phát triển của những điếu xì gà (Nelson). Việc phát minh ra máy cuốn thuốc lá tự động năm 1880 đã làm gia tăng sự phổ biến của thuốc lá 1884 bởi James Duke cho phép việc cung cấp thuốc lá tăng vọt khi các chi phí sản xuất giảm mạnh. Thêm vào đó lại là việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt trong 20 năm nội chiến nhằm cung cấp tài chính cho chiến tranh được đề xướng năm 1862. Vào năm 1883, Hoa kỳ giảm thuế từ 1,75 USD xuống còn 50 cent/1000 điếu thuốc lá được sản xuất, với khả năng cung cấp thuốc lá không giới hạn và mức thuế thấp như thế thì doanh số bán hàng gia tăng lợi nhuận rất nhanh.

Ảnh của Hyman Tony tại bảo tàng xì gà quốc gia

Chiến tranh thế giới chính là nhân tố lớn nhất trong việc thúc đẩy doanh số tiêu thụ thuốc lá. Quân đội Hoa Kỳ đã chia thuốc lá cho những người lính ở thế chiến I. Quân cứu viện, hội chữ thập đỏ và YMCA đã phân phát thuốc lá miễn phí cho quân đội của Pháp. Đến khi kết thúc chiến tranh vào năm 1918, cả một thế hệ thanh niên trở về Anh, Pháp, Úc và Mỹ mang trong mình một thói quen hút thuốc lá là điều chắc chắn (Hyman, LỊCH SORY 1916-1962 Machine Age).

Và mô hình tương tự cũng xảy ra với thế chiến thứ 2. Như một phần nỗ lực trong chiến tranh, Roosevelt cho sản xuất thuốc lá và cấp thuốc lá vào khẩu phần cho người lính, họ gửi thuốc lá miễn phí cho lính ra nước ngoài tại các mặt trận, và điều hiển nhiên khi kết thúc chiến tranh thì doanh số của thuốc lá tăng vọt làm suy giảm tiếp thị trường xì gà.

Lệnh cấm vận

Việc Mỹ cấm vận Cuba nhằm chống lại Cuba vào năm 1962, đã làm cho tất cả các sản phẩm hàng hóa không được mở bán tại Mỹ và công dân Mỹ không được sử dụng sản phẩm của Cuba. Để lấp đầy phần thiếu hụt của Xì gà Cuba, Mỹ thúc đẩy các nước xung quanh Cuba xuất khẩu mạnh thuốc lá và xì gà vào Mỹ.

Trước lệnh cấm vận đó, nhiều người trồng thuốc lá ở Cuba và những nhà sản xuất xì gà đã bỏ chạy khỏi chế độ mà họ cho là áp bức dưới thời Castro, và chuyển tới các vùng khác ở Caribê và với kiến thức trồng và sản xuất xì gà của mình họ tiếp tục làm việc ở đó. Vào thời điểm cấm vận này, cộng hòa Dominica đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu xì gà, nhưng chỉ có một ngành sản xuất xì gà công nghiệp. Ngày nay, cộng hòa Dominica cũng trở thành một trong những nhà sản xuất xì gà thủ công cao cấp nhất thế giới. Nicaragoa và Honduras cũng trở thành những quốc gia sản xuất xì gà thủ công cao cấp nhất thế giới lấp đầy thị phần cho Hoa Kỳ.

Sự đóng góp của Khoa học Y tế vào sự phục hồi của xì gà

Với tất cả những ảnh hưởng tiêu cực như trên dẫn đến sự suy giảm doanh số của những điếu xì gà, nhưng ngành công nghiệp này lại nhận được sự ủng hộ từ những nguồn không giống như vậy: Văn phòng bác sĩ phẫu thuật. Vào giữa những năm 1960, Hoa kỳ đã chứng kiến những báo cáo đầu tiên của ngành giải phẫu học và y tế liên quan đến sức khỏe và thuốc lá (Smoking and health, 1964). Báo cáo này chỉ ra rằng, thuốc lá làm rối loạn sức khỏe cũng như suy giảm tuổi thọ của người hút thuốc lá. Tuy nhiên, hút xì gà lại nhận được một báo cáo hết sức bất ngờ đó là: người hút dưới 5 điếu xì gà một ngày có tỷ lệ tử vong bằng với người không hút thuốc.

Báo cáo của tổ chức Y tế Surgeon General dường như là một quả bom tác động mạnh vào ngành sản xuất và nhập khẩu thuốc lá, xì gà của Hoa Kỳ. Năm 1966 là năm đánh dấu mốc kỷ lục ngành sản xuất xì gà với 8,7 tỷ đơn vị xì gà (Perry, et al 1998), khi mà những người hút thuốc lá bắt đầu tránh xa thuốc lá và quay sang với xì gà.

Tóm tắt: Vào cuối thời kỳ vàng son của xì gà và bắt đầu thời kỳ suy thoái, một đồng minh bất đắc dĩ của những điếu xì gà – Văn phòng phẫu thuật tổng hợp, đã thắp sáng lại thị trường xì gà ở Mỹ. Báo cáo của tổ chức Y tế về Hút thuốc lá và sức khỏe đã làm bùng nổ thị trường xì gà kéo dài hơn 6 năm từ năm 1964.

Sự bùng nổ những năm 1990

Sự bùng nổ tạm thời của ngành công nghiệp xì gà trong hơn 6 năm do một báo cáo của tổ chức phẫu thuật tổng hợp hết sức ngắn ngủi, với doanh số của ngành bao gồm cả nhập khẩu đạt mức đỉnh điểm 8,9 tỷ USD vào năm 1970, sau đó giảm hơn 50% vào năm 1990.

Tuy nhiên, vào năm 1996 tăng hơn 29% ở Hoa Kỳ, trong khi đó Đức có con số tương tự, Pháp, Anh cũng cho thấy sự gia tăng tương đối trở lại của xì gà với những con số cao hơn. Không có ai biết chắc chắn yếu tố nào là nguyên nhân tác động chính đến sự gia tăng vào giữa những năm 1990 này.

Sự bùng nổ của nền kinh tế Hoa Kỳ làm gia tăng thu nhập cá nhân, giảm thiểu sự thất nghiệp có thể là điều có ảnh hưởng tới sự gia tăng của ngành công nghiệp sản xuất xì gà. Từ năm 1993, và một vài năm sau đó, thu nhập cá nhân của công dân Mỹ có xu hướng tăng lên đáng kể.

Thêm vào đó là sự duy trì khả năng phát triển của nền kinh tế cũng có ảnh hướng đến tài sản đáng kể. “Hiệu ứng giàu có” là một thuật ngữ kinh tế nhằm chỉ sự gia tăng chi tiêu của người giàu đi kèm với sự phát triển kinh tế này (Darby). Vào giữa những năm 1990, nền kinh tế Mỹ đã bùng nổ và niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường đã cao. Cũng có một điều quan trọng cần chỉ ra rằng và việc tiêu thụ xì gà ở Mỹ phổ biến chủ yếu ở Nam giới ở độ tuổi từ 45 đến 64. Tức là độ tuổi có mức thu nhập cao nhất ở Mỹ (Perry, và các cộng sự).

Một nhân tố quan trọng khác là vai trò cua Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới. Người ta cho rằng nền kinh tế sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ là một mô hình điển hình và có tác động lớn tới Thế giới. Ví dụ: khi Mỹ sản xuất và tiêu thụ nhiều xi gà sẽ có sự liên quan đến sản xuất và tiêu thụ ở các thị trường khác trên thế giới (Perry và các cộng sự). Không biết nguyên nhân nào, từ giữa những năm 1990 người hút xì gà bắt đầu khám phá lại những loại xì gà cao cấp làm cho những điếu xì gà đắt giá này bắt đầu gia tăng.

Lấp đầy nhu cầu: phương trình cung cầu

Sự bùng nổ của xì gà vào giữa những năm 1990 đã đánh dấu nhu cầu về xì gà cao cấp cuốn thủ công. Trong khi Cộng hòa Dominica, Honduras, Nicaragoa và nhiều nước khác đẩy mạnh sản xuất xì gà để cung cấp cho thị trường này thì Cuba lại chùn bước. Chiến tranh lạnh và sự xụp đổ của Liên xô sau năm 1990 đã làm cho nền kinh tế Cuba rơi và thời kỳ ảm đạm. Việc cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông nghiệp và giống cây trồng giảm mạnh, cộng vào đó lệnh cấm vận tiếp tục diễn ra làm ảnh hưởng quá nhiều đến nền kinh tế và thương mại của Cuba. Thêm vào đó là vào tháng 10 năm 1996 cơn bão cuồng phong Lili đã đổ vào quốc đảo này, làm thiệt hại lớn đến cây trồng nông nghiệp bao gồm cả cây thuốc lá (Perry và các cộng sự).

Nền công nghiệp sản xuất xì gà cuốn tay Cuba đã nỗ lực hết sức để cung ứng cho nhu cầu ngày càng tăng bằng cách đào tạo các nghệ nhân cuốn thuốc và mở rộng sản xuất liên tục để xuất khẩu. Năm 2005, Manuel García, sau này là phó chủ tịch của Habanos S.A (Tổng công ty xì gà Cuba) cho biết, nhu cầu của thế giới về xì gà Cuba cao cấp cuốn tay vào khoảng thời gian đó là từ 115 đến 120 triệu điếu xì gà mỗi năm, “vẫn còn lớn hơn mức hiện tại của ngành sản xuất xì gà Cuba” – ông nói thêm. Cuba đã học được một bài học lớn vào năm 2001, khi họ cho xuất khẩu 180 triệu điếu xì gà với giá thành rất đắt, García thừa nhận (HAAS 2005). Gần đây hơn, năm 2010, Cuba đã xuất khẩu một lượng nhỏ hơn với 81,5 triệu điếu xì gà (The Telegrabh) thấp hơn nhiều so với nhu cầu thế giới.

Ngược lại, vào năm 2007, cộng hòa Dominica đã xuất khẩu 178 triệu điếu xì gà cao cấp vào Mỹ, trong khi Honduras cũng xuất khẩu 84,6 triệu điếu, Nicaragoa với 69,3 triệu điếu xì gà cao cấp (Hoyt, 2008).

Buôn lậu xì gà

Vị thế của Cuba trong thị trường xì gà quốc tế gần như khá phức tạp, bởi thực tế công dân Mỹ không mua hoặc sở hữu xì gà được sản xuất tại Cuba. Đây là nhân tố quan trọng, bởi Mỹ là quốc gia tiêu thụ xì gà cao cấp lớn nhất thế giới. Sản phẩm xì gà Cuba từ đó mà bị ảnh hưởng trên trường quốc tế về thị phần, nhưng thực tế xì gà Cuba vẫn được đưa vào thị trường Mỹ qua con đường buôn lậu cũng làm ảnh hưởng đến thị trường và sản xuất xì gà ở Mỹ.

Việc buôn lậu xì gà đã làm cho các tay nghiền xì gà Cuba ở Mỹ tìm kiếm đến. Số tiền thực tế không rõ nhưng số lượng xì gà được nhập lậu hàng năm vào Mỹ từ 5 – 10 triệu điếu, một con số được ba nhà quản lí của Habanos thừa nhận (Mott, trang 4).

Ngay cả khi người Mỹ được mua xì gà Cuba thì Cuba cũng không có cách nào đáp ứng được nhu cầu đó. Trong nền kinh tế sau này, người Mỹ vẫn có thể mua được xì gà Cuba từ việc xuất khẩu hàng hóa thứ cấp từ một nước thứ 3, nhưng họ phải mua với một cái giá quá đắt.

Cho dù bạn nhìn nhận vấn đề này như thế nào, một nhân tố quan trọng quyết định giá cả của xì gà Cuba chính là cán cân cung cầu. Nhu cầu hiện tại với xì gà Cuba cao cấp trên thế giới vượt quá khả năng sản xuất của Cuba có thể đáp ứng nhu cầu của những quốc gia có nhu cầu.

Thực tế, có rất ít xì gà chính hãng Cuba ở Mỹ, do lượng hàng được xuất khẩu từ các nước khác không phải Cuba vào Mỹ. Có rất nhiều xì gà cao cấp từ cộng hòa Dominica, Honduras và Nicaragoa được xuất khẩu vào Mỹ. Những loại xì gà này rất tốt, nếu như không thể tốt hơn những bảo sao của chính Cuba.

Vậy cuối cùng, tại sao tất cả phiền phức lại đổ lên đầu xì gà Cuba? Cơ bản có thể trả lời là bởi vì chúng ta không được sở hữu chúng. Vấn đề là không phải không có đủ xì gà cao cấp trên toàn thế giới mà vấn đề lại là không có đủ xì gà Cuba để cung cấp đủ nhu cầu cho toàn thế giới. Chuỗi cung ứng xì gà Cuba không và đã không đủ khả năng cung cấp nhu cầu của thế giới cho đến hiện tại. Và trong tương lai chắc chắn điều đó cũng sẽ là không thể.

Hiện tượng Forbidden Fruit

Một nhân tố khác thúc đẩy nhu cầu về xì gà Cuba cao cấp, ít nhất là đối với công dân Mỹ, đó là hiện tượng Forbidden Fruit. Các công dân Mỹ được sống ở một quốc gia được xem là biểu tượng của tự do dân chủ, và họ phản ứng mạnh mẽ bất cứ lúc nào mà những nhu cầu cuộc sống của họ bị giới hạn một cách không công bằng. Thật vậy, chúng ta thường phản ứng với những ràng buộc trước những sự lựa chọn của chúng ta bằng cách sẽ lấy (thậm chí chỉ muốn lấy thứ bị ràng buộc đó), các chuyên gia tâm lí gọi đây là sự duy trì kiểm soát những mong muốn và họ đặt tên hiện tượng này là Forbidden Fruit (Engs, R. và Hanson, D. J. 1989). Với những điều khoản ngăn cấm, như ngăn cấm uống rượu, kể từ khi có lệnh cấm vận thì có thêm cấm hút xì gà Cuba thì Xì gà Cuba cũng bị nằm trong danh sách nhu cầu tăng mạnh, và như vậy, sự khao khát ngày càng gia tăng đối với xì gà Cuba cho đến khi lệnh cấm vận 50 năm được gỡ bỏ.

Kết luận

Công dân Mỹ vẫn háo hức đến một ngày mà lệnh cấm vận được gỡ bỏ để có thể mua xì gà Cuba một cách hợp pháp. Mặc dù năm ngoái, Obama đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm vận với Cuba nhưng dường như chính sách về xì gà vẫn chưa được nới rộng. Nhưng có một mong đợi lớn hơn nữa là một ngày nào đó có được sự kết hợp giữa xì gà Cuba và Non-Cuban để có được một chất lượng bình đẳng. Đó là điều mà tôi hy vọng lớn nhất cũng là một trải nghiệm trong cuộc đời yêu xì gà của tôi.

Nhu cầu về xì gà Cuba cao cấp ngày càng tăng cao, dù có phương án nào đó giải quyết được bài toán cung cầu. Và câu hỏi đặt ra là làm sao xây dựng được nền công nghiệp sản xuất xì gà Cuba để cung cấp đủ cho thế giới mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Về mặt lý thuyết thì khi cán cân cung cầu được đáp ứng cân bằng thì mong chờ về giá xì gà Cuba sẽ giảm xuống nhưng điều đó chỉ là hy vọng, và chúng ta vẫn phải đang chứng kiến một sự thật là xì gà Cuba có giá rất đắt.

Đang online: 104 | Tổng truy cập: 1736297
call zalo messenger
hacklink al dizi film izle film izle yabancı dizi izle fethiye escort bayan escort - vip elit escort erotik film izle hack forum türk ifşa the prepared organik hit CasibomHoliganbetMarsbahisyouwin girişyouwin girişJOJOBETJojobetw88 fmcasibom753casibomcasibombeylikdüzü escorthosgeldin bonusu veren siteler jojobetcasibomcasibomjojobetbettilt girişextrabetcasibom girişjojobetCanlı bahis sitelerihd porno izlesekabet twitter1win aviator onlinemeritkingbettilt girişbettilt girişcasibomonwin girişİstanbul escortonwin giriş güncelcasibomcasibomcasibom güncelmeritking cumaselçuksportstaraftarium24canlı maç izlebetparkGrandpashabetGrandpashabetextrabetdeneme Bonusu Veren sitelerjackbetcasibom girişhttps://mangavagabond.online/de/map.phphttps://lesabahisegiris.comhttps://mangavagabond.online/de/extrabetextrabet girişultrabethttps://betilt624.com/tumbetcratosslot girişkavbet girişfixbet girişextrabet girişextrabetjojobetjojobetcasibompornnjxra ngbdvjackbetextrabet girişcasibommarsbahistümbetonlyfans leakjackbetcasibomcasibomcasibomücretsiz biolinkmeritking girişextrabet girişmeritking girişmeritkingvbet girişjojobetcasinomeritking güncel girişaltyazılı pornvirabet girişcasibommeritkingmeritking girişmeritkingmarsbahis